I- TƯ TƯỞNG, TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VỀ NÊU CAO TINH THẦN TRÁCH NHIỆM, CHỐNG CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN, NÓI ĐI ĐÔI VỚI LÀM
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nêu cao tinh thần trách nhiệm
- Trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức tựu trung lại là “hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”.
- Theo Hồ Chí Minh, nêu cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức là:
Thứ nhất, tích cực, tự giác thực hiện nhiệm vụ được giao
Khi được Đảng, Chính phủ hoặc cấp trên giao cho việc gì, bất kỳ to hay nhỏ, khó hay dễ, cũng phải đưa cả tinh thần, lực lượng ra làm cho đến nơi đến chốn, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ làm cho thành công. Trong thực hiện nhiệm vụ được giao phải "có gan phụ trách", dám nghĩ dám làm, chủ động sáng tạo để có kết quả cao nhất.
Thứ hai, ý thức đúng đắn về trách nhiệm của mình trên mọi cương vị, vị trí công tác.
Ở mọi địa vị, vị trí công tác, trong mọi hoàn cảnh đều phải nêu cao tinh thần trách nhiệm. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định nghề nào cũng vinh quang và việc gì cũng phải cố gắng, chuyên tâm, không chủ quan, đại khái.
Bác Hồ: “Khi bộ đội đang mải đánh giặc, thì tìm cách đưa cơm đến nơi cho anh em ăn. Khi tiếp tế khó khăn thì tìm mọi cách vượt qua, không đểanh em thiếu thốn. Như thế là có tinh thần trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ được phân công”.
Thứ ba, nắm vững chính sách và thực hiện đường lối quần chúng.
Theo Hồ Chí Minh, để làm trọn nhiệm vụ, cán bộ chẳng những phải chịu khó giải thích, tuyên truyền, cổ động, mà còn phải bàn bạc với quần chúng, hỏi han ý kiến, gom gộp sáng kiến của quần chúng. Lãnh đạo quần chúng và hoan nghênh quần chúng phê bình. Tóm lại, “phải đi đúngđường lối quần chúng. Tách rời chính sách ra một đường, nhiệm vụ ra một đường là sai lầm. Tách rời chính sách và nhiệm vụ ra một đường và đường lối quần chúng ra một đường cũng là sai lầm.
Thứ tư, trái ngược với tinh thần trách nhiệm là bệnh quan liêu, mệnh lệnh, chủ quan, hấp tấp, tự tư tự lợi.
Quan liêu, theo Hồ Chí Minh, là xa rời thực tế, xa rời quần chúng nhân dân, xa rời mục tiêu lý tưởng của Đảng. Bệnh quan liêu là nguy cơ phá hoại Đảng, là nguyên nhân của nhiều căn bệnh khác. Quan liêu dẫn tới chủ quan, mệnh lệnh hấp tấp, khi gặp khó khăn thì dễ dao động, ngả nghiêng…
Đối với cán bộ, đảng viên, công chức, bệnh quan liêu dẫn tới chỉ biết dùng mệnh lệnh, không biết giải thích, tuyên truyền, “không sát công việc thực tế, không theo dõi và giáo dục cán bộ, không gần gũi quần chúng”. Trong công việc thì “Chỉ biết khai hội, viết chỉ thị, xem báo cáo trên giấy, chứ không kiểm tra đến nơi, đến chốn”; chậm chạp, làm cho qua chuyện. Chỉ biết lo cho mình, không quan tâm đến nhân dân, đến đồng chí. Trước mặt dân chúng thì lên mặt “quan cách mạng”. Miệng thì nói dân chủ, nhưng làm việc thì theo lối “quan” chủ. Miệng thì nói “phụng sự quần chúng”, còn thực tế thì “chỉ biết ăn sang, diện cho kẻng; chẳng những không lo phụng sự nhân dân, mà còn muốn nhân dân phụng sự mình”.
Theo Hồ Chí Minh, bệnh quan liêu mệnh lệnh chỉ đưa đến một kết quả là hỏng việc; “thành thử có mắt mà không thấy suốt, có tai mà không nghe thấu, có chế độ mà không giữ đúng, có kỷ luật mà không nắm vững. Kết quả là những người xấu những cán bộ kém tha hồ tham ô, lãng phí”.
Quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của Chính phủ, là “kẻ thù khá nguy hiểm, vì nó không mang gươm mang súng, mà nó nằm trong các tổ chức của ta, để làm hỏng công việc của ta”; nó là bạn đồng minhcủa thực dân và phong kiến… Nó phá hoại đạo đức cách mạng của ta”.
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân
a) Về chủ nghĩa cá nhân và sự cần thiết phải chống chủ nghĩa cá nhân
- Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Chủ nghĩa cá nhân là việc gì cũng chỉ lo cho lợi ích riêng của mình, không quan tâm đến lợi ích chung của tập thể. Nó là mẹ đẻ ra tất cả mọi tính hư nết xấu như: lười biếng, suy bì, kiêu căng, kèn cựa, nhút nhát, lãng phí, tham ô, v.v”.
Theo Hồ Chí Minh, “Chủ nghĩa cá nhân, đặt lợi ích riêng của mình, của gia đình mình lên trên, lên trước lợi ích chung của dân tộc”; chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù của cách mạng, nó là nguồn gốc của những “căn bệnh” làm hư hỏng đội ngũ cán bộ, đảng viên, làm tha hoá Đảng.
Hồ Chí Minh coi chủ nghĩa cá nhân là “địch nội xâm”, một trong những nguy cơ de dọa sự tồn vong của Đảng. “Địch bên ngoài không đáng sợ. Địch bên trong đáng sợ hơn, vì nó phá hoại từ trong phá ra”. Do vậy, điều quan trọng là đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân.
Hồ Chí Minh chỉ rõ, chủ nghĩa cá nhân là một thứ rất gian giảo, xảo quyệt, khéo dỗ dành ta đi xuống dốc, vì thế càng nguy hiểm. Chủ nghĩa cá nhân trái ngược với đạo đức cách mạng, nó chờ dịp để phát triển, che lấp đạo đức cách mạng. Vì vậy, vô luận trong hoàn cảnh nào cũng phải quyết tâm đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân. Người kết luận: “Chủ nghĩa cá nhân là một kẻ địch hung ác của chủ nghĩa xã hội. Người cách mạng phải tiêu diệt nó”.
Theo Hồ Chí Minh, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân là cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt, lâu dài và gian khổ. Cuộc đấu tranh đó quyết liệt không kém cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù ngoại xâm bởi lẽ chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù không lộ nguyên hình, nó ẩn nấp trong tư tưởng, suy nghĩ của mỗi cá nhân và hành vi của mỗi cá nhân đó. Bác ví: “Tư tưởng cộng sản với tư tưởng cá nhân ví như lúa với cỏ dại. Lúa phải chăm bón rất khó nhọc thì mới tốt được. Còn cỏ dại không cần chăm sóc cũng mọc lu bù. Tư tưởng cộng sản phải rèn luyện gian khổ mói có được. Còn tư tưởng cá nhân thì cũng như cỏ dại, sinh sôi, nảy nở rất dễ”.
Trong đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, Hồ Chí Minh lưu ý: “đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là “giày xéo lên lợi ích cá nhân””. Người phân tích: “Mỗi người đều có tính cách riêng, sở trường riêng, đời sống riêng của bản thân và của gia đình mình. Nếu những lợi ích cá nhân đó không trái với lợi ích của tập thể thì không phải là xấu.
b) Những biểu hiện và tác hại của chủ nghĩa cá nhân
* Biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân
- Bệnh nể nang: Đồng chí mình mắc khuyết điểm, lẽ ra phải kỷ luật với một hình thức tương xứng, nhưng vì cảm tình nên chỉ phê bình qua loa cho xong chuyện. Thậm chí có nơi còn che đậy cho nhau, lừa dối cấp trên, giấu giếm đoàn thể.
- Bệnh kéo bè, kéo cánh, cục bộ, bản vị: Hồ Chí Minh dùng từ “cánh hẩu” trong một bộ phận cán bộ có chức, có quyền. Bè cánh được lôi kéo từ những người có họ hàng, là bà con, cháu, chắt, thân tín, thậm chí mở rộng ra là người cùng xóm, cùng quê; rồi “chén chú chén anh”, tung hô nhau, ủng hộ nhau, dùng số đông, lợi dụng và bóp méo nguyên tắc tập trung dân chủ, dồn những người dù có tốt, có tài nhưng không “hẩu” xuống để “tiêu diệt”, để cát cứ, thao túng; “Ai hợp với mình thì dù người xấu cũng cho là tốt, việc dở cũng cho là hay, rồi che đậy cho nhau, ủng hộ lẫn nhau. Ai không hợp với mình thì người tốt cũng cho là xấu, việc hay cũng cho là dở, rồi tìm cách gièm pha, nói xấu, tìm cách dìm người đó xuống”.
- Bệnh cá nhân: Đây là loại bệnh mà người mắc bệnh có khi được đánh giá là có “đức”, “hiền lành”, luôn luôn biết “đoàn kết”… Những người này thông thường trong cuộc họp, hội nghị, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh, được lòng hết cả mọi người. Nếu có nói thì “khiêm tốn” nói bên ngoài, nói ở quán nước hoặc nơi nhậu nhẹt, chơi bời, thậm chí chờ bên nào có xu hướng “thắng” thì giơ tay ủng hộ. Rồi luồn cúi, đi “cửa sau”, thưa bẩm, vâng dạ, xun xoe, nịnh bợ. Những người này khi đã đạt mục đích “leo lên” rồi bắt đầu nịnh trên, nạt dưới, kéo bè kéo cánh…
- Bệnh hữu danh vô thực: Làm việc không thiết thực, không tự chỗ gốc, chỗ chính, không từ dưới làm lên. Làm cho có chuyện, làm lấy rồi. Làm được ít suýt ra nhiều, để làm một bản báo cáo cho oai, nhưng xét kỹ lại thì rỗng tuếch”.
- Bệnh tham lam: Những người mắc phải bệnh này thì đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích của Đảng, của dân tộc, do đó mà chỉ “tự tư tự lợi”. Dùng của công làm việc tư. Dựa vào thế lực của Đảng để theo đuổi mục đích riêng của mình. Sinh hoạt xa hoa, tiêu xài bừa bãi.
- Bệnh lười biếng: Lười biếng biểu hiện ở sự thỏa mãn với sự học, kiến thức vốn có của mình, Việc dễ thì tranh lấy cho mình. Việc khó thì đùn cho người khác. Gặp việc nguy hiểm thì tìm cánh để trốn tránh.
- Bệnh tham ô: “Đứng về phía cán bộ mà nói tham Ô là: ăn cắp của công làm của tư. Đục khoét của nhân dân. ăn bớt của bộ đội. Đứng về phía nhân dân mà nói, tham ô là: ăn cắp của công, khai gian, lậu thuế. Nó có hại cho sự nghiệp cách mạng..
* Tác hại của chủ nghĩa cá nhân
- “Do cá nhân chủ nghĩa mà ngại gian khổ, khó khăn, sa vào tham ô, hủ hoá, lãng phí, xa hoa. Họ tham danh trục lợi thích địa vị quyền hành. Họ tự cao tự đại, coi thường tập thể, xem khinh quần chúng độc đoán, chuyên quyền. Họ xa rời quần chúng, xa rời thực tế, mắc bệnh quan liêu mệnh lệnh. Họ không có tinh thần cố gắng vươn lên, không phịu học tập để tiến bộ”; vì thiếu đạo đức cách mạng, vì cá nhân chủ nghĩa mà sinh tham ô, “Chủ nghĩa cá nhân đẻ ra trăm thứ bệnh nguy hiểm: quan liêu, mệnh lệnh, bè phái, chủ quan, tham ô, lãng phí... Nó trói buộc nó bịt mắt những nạn nhân của nó, những người này bất kỳ việc gì cũng xuất phát từ lòng tham muốn danh lợi, địa vị cho cá nhân mình, chứ không nghĩ đến lợi ích của giai cấp, của nhân dân”. Do chủ nghĩa cá nhân mà phạm phải nhiều sai lầm, làm mất nhân cách con người, uy tín của cán bộ, đảng viên; chủ nghĩa cá nhân là một trong ba nguy cơ đối với Đảng cầm quyền.
3. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về nói đi đôi với làm
3.1 Khái niệm và sự cần thiết phải nói di đôi với làm
- “Nói thì phải làm” là thể hiện sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, tư tưởng và hành động, nhận thức và việc làm. Đối với mỗi người để thực hiện được việc thống nhất giữa lời nói với việc làm phải có nhận thức đúng và quyết tâm vượt qua thính mình.
- Với các cán bộ, đảng viên, người lãnh đạo thì lời nói đi đôi với việc làm lại càng quan trọng và cần thiết, vì cán bộ là gốc của mọi công việc là những tấm gương để quần chúng noi theo.
- Nói đi đôi với làm còn là biểu hiện của sự gương mẫu, trung thực, trong sáng của cán bộ, đảng viên công chức, nêu gương trước nhân dân. Trong thực hành đạo đức, “một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”.
3.2. Nội dung “nói đi đôi với làm" theo tư tưởng Hồ Chí Minh
a) Nói phải đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, không được xuyên tạc, nói sai
b) Nói đi đôi với làm, không được “nói một đàng làm một nẻo”
c) Không được hứa mà không làm
“Làm” ở đây chính là hành động, là hoạt động thực tiễn, là tổ chức thực hiện đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, từ việc nhỏ đến việc lớn mang ý nghĩa thiết thực. Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, đảng viên đã nói thì phải làm, nói ít, bắt đầu bằng hành động”. “Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước”.
II. TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH NÊU CAO TINH THẦN TRÁCH NHIỆM, CHỐNG CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN, NÓI ĐI ĐÔI VỚI LÀM
1. Tấm gương của Bác về nêu cao tinh thần trách nhiệm
Những hoạt động của Người trong thời gian tìm đường cứu nước (191l-1920) là công việc tự giác, là trách nhiệm của một người dân đối với Tổ quốc, đối với nhân dân. Suốt gần mười năm trải qua bao nhiêu sự tìm tòi, chiêm nghiệm, khám phá, cuối cùng Người đã tìm được con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, hoàn thành trách nhiệm đầu tiên do chính mình đặt ra.
Khi còn ở trong nhà tù của thực dân Anh ở Hồng Kông, Hồ Chí Minh không nề gian khổ, đau đớn, không tiếc cả tính mạng của mình, mà nỗi lo lớn nhất của Người là những công việc mình làm chưa xong, ai sẽ tiếp tục làm thay. Người tâm sự: Đối với người cách mạng, không gì khổ tâm bằng đã không hoạt động được, lại mất liên lạc với đoàn thể lâu ngày. Điều đó làm cho người cách mạng đêm ngày cô độc.
Lời tâm sự của Người đã nói lên ý thức với tinh thần trách nhiệm cao cả: “Cả đời tôn chỉ theo một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo - là vì mục đích đó. Bất kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu, tôi cũng chỉ theo đuổi một mục đích, làm cho ích quốc lợi dân”.
2. Tấm gương của Bác về chống chủ nghĩa cá nhân
- Trước hết, Người là tấm gương chống sùng bái cá nhân. Trong giao tiếp với mọi người, dù là Chủ tịch nước, nhưng không bao giờ Hồ Chí Minh đặt mình cao hơn người khác. Khi được mọi người tung hô: “Hồ Chủ tịch muôn năm”, Người đề nghị mọi người ngồi xuống và nói “... trăm năm đã là quá. Bây giờ Bác chỉ muốn nằm một chút thôi...”. Hồ Chí Minh không bao giờ nghĩ mình là bậc vĩ nhân, không bao giờ đặt cái tôi cao hơn tập thể và sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
- Hồ Chí Minh nêu tấm gương sáng về phong cách sống chân thành, khiêm tốn, phấn đấu suốt đời vì nước, vì dân. Người viết: “Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, đôi với việc”, “làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước”, “Không ham người tâng bốc mình”... Vào dịp kỷ niệm ngày sinh của mình, Người thường tìm cách đi công tác vắng để tránh việc mọi người đến chúc thọ, tặng quà. Người đề nghị các cơ quan, các địa phương đến Ngày sinh của Người không tổ chức kỷ niệm, chúc thọ để tránh lãng phí thời giờ, tiền bạc. Khi đi vào cõi trường sinh, Người dặn không tổ chức điếu phúng linh đình để tiết kiệm thời giờ và tiền bạc của nhân dân.
- Hồ Chí Minh khuyên mọi người sống trong sạch, không tham lam, không ham tiền tài, danh vọng, không lợi dụng chức quyền để mưu lợi cá nhân. Chuyện kể rằng, đồng bào Thái Bình gửi biếu Bác 2 chai nước mắm, Bác tặng người khác 1 chai và nói: Hôm chủ nhật đồng bào Thái Bình có cho tôi 2 chai nước mắm làm bằng tôm. “Vật khinh tình trọng”, từ chối không được, tôi phải nhận lấy cho bằng lòng anh em. Nay tôi xin gửi biếu Cụ 1 chai, và xin chúc Cụ mạnh khoẻ. Trong dịp Bác sang thăm Liên Xô, Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô gửi cho Bác 4.000 rúp, đồng chí thư ký của Bác 1.000 rúp để “tiêu vặt”. Trước khi rời Mátxcơva, Bác đã gửi lại Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô 5.000 rúp và nói đã được Nhà nước Liên Xô lo chu đáo rồi, không tiêu gì đến số tiền đó…
3. Tấm gương của Bác về “nói di đôi với làm”
- Nói đi đôi với làm là một trong những phẩm chất sáng ngời của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho mọi thế hệ người Việt Nam học tập và làm theo. Theo các nhà nghiên cứu, toàn bộ cuộc đời Hồ Chí Minh thực hành năm nội dung căn cốt nhất: Thực hành lý luận; thực hành dân chủ; thực hành dân vận; thực hành đại đoàn kết; thực hành đạo đức cách mạng và đạo đức làm người. Thực hành nghĩa là nói thống nhất với làm, chú trọng làm, nói ít làm nhiều.
- Hồ Chí Minh thường nhắc nhở: Nói cái gì phải cho dân tin - nói và làm cho nhất quán. Với quan niệm đó, trong suốt cuộc đời mình, Người đã thực hiện một cách nghiêm túc và đầy đủ nói đi đôi với làm. Ở Hồ Chí Minh, lời nói đi đôi với hành động, lý luận đi đôi với thực tiễn, nói là để mà làm, làm phải đúng như điều đã nghĩ, đã nói. Hơn nữa, Người nói ít nhưng làm nhiều, có những vấn đề đạo đức Người không nói mà chỉ làm. Thống nhất giữa lời nói và việc làm là nguyên tắc đạo đức của Hồ Chí Minh, là sự thể hiện tấm gương thực hành đạo đức của bản thân Người.
Người quan niệm: muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước..."; tự mình phải chính trước mới giúp người khác chính, mình không chính mà muốn người khác chính là vô lý. “Nếu chính mình tham ô bảo người ta liêm khiết có được không? Không được. Mình trước hết phải siêng năng, trong sạch thì mới bảo người tatrong sạch, siêng năng được...”. Tấm gương nói đi đôi với làm của Hồ Chí Minh bắt nguồn từ quan niệm của Người, từ lòng dạ trong sáng, chính tâm, thật sự nêu gương của Người.
- Trong cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có bao nhiêu câu chuyện cảm động về việc nêu gương, nói đi đôi vời làm, tự mình làm trước. Năm 1945, trước nạn đói trên miền Bắc, Người đề xuất toàn dân tiết kiệm gạo để giúp đồng bào bị đói và Người kêu gọi: “tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước, và tôi xin thực hành trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo”.
Những năm Hồ Chí Minh sống và làm việc tại Phủ Chủ tịch, khi kinh tế khó khăn, đời sống của nhân dân còn nghèo khó, mọi người ăn cơm độn ngô, khoai, sắn Người đề nghị nhà bếp là: cán bộ, nhân dân ăn độn bao nhiêu phần trăm, nấu cơm độn cho Người từng ấy, giống như cán bộ nhân dân.
Phẩm chất nói đi đôi với làm của Hồ Chí Minh đã dạy chúng ta về lẽ sống “thật”, đối lập với giả, với dối như Người đã cảnh báo: “Có những người miệng thì nói: phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, nhưng bị vật chất dỗ dành mà phạm vào tham ô, lãng phí, hại đến Tổ quốc, nhân dân
|