Khi hệ thống trợ lực lái bị hư
hỏng thì xe sẽ rất khó để đánh lái. Một lời khuyên là không nên chạy một chiếc
xe với hệ thống trợ lực lái không hoạt động hay có vấn đề. Dưới đây là một vài
hỏng hóc thường gặp trên hệ thống trợ lực lái thủy lực.
Hoạt động của trợ lực lái
Để tăng tính an
toàn, các nhà chế tạo đã nghĩ ra cách tăng diện tích và giảm áp suất của lốp xe để
tăng cường khả năng bám đường khi xe di chuyển với tốc độ cao (điển hình là ở
dòng xe BMW) nhưng như vậy cần nhiều lực đánh lái hơn do tăng diện tích tiếp
xúc lốp.
Nếu tăng tỷ số
truyền thì rõ ràng sẽ giảm được lực đánh lái nhưng khi lái xe bạn phải quay vô
lăng nhiều hơn. Vậy có cách nào để vừa giảm được lực đánh lái mà không phải
quay vô lăng quá nhiều. Các nhà chế tạo đã lắp thêm cho hệ thống lái các thiết
bị phụ trợ gọi là hệ thống lái có trợ lực lái.
Một hệ thống trợ
lực lái được thiết kế để dùng công suất từ động cơ giúp tạo ra được áp lực cần
thiết cho hệ thống lái. Khi động cơ đang hoạt động, một dây đai uốn quanh co
được dùng để chuyển công suất từ động cơ đến một bơm dầu thủy lực.
Bơm này tạo áp
lực, đẩy dầu đi và sau đó chuyển dầu này vào các ống của hệ thống trợ lực lái,
các ống này được kết nối với một buồng trợ lực lái qua bánh răng hay thanh răng
tùy thuộc vào cách thiết kế xe như thế nào.
Khi hệ thống trợ
lực lái bị hư hỏng thì xe sẽ rất khó để đánh lái. Một lời khuyên là không nên
chạy một chiếc xe với hệ thống trợ lực lái không hoạt động hay có vấn đề.
Bất cứ sự hư hỏng
ở một bộ phận nào đó của hệ thống lái cũng có thể là nguyên nhân làm ta không
thể kiểm soát được xe khi đi trên đường. Khi một sự hư hỏng xuất hiện ta phải
giải quyết nó.
Các sự cố thường
gặp ở trợ lực lái như:
Thiếu dầu trợ lực
Vấn đề đầu tiên
chủ xe cần quan tâm khi đánh lái thấy nặng là thiếu dầu trợ lực lái. Trước khi
mở nắp bình hãy làm sạch xung quanh tránh để bụi bẩn lọt vào hệ thống.
Hệ thống trợ lực
lái sử dụng dầu để chuyển áp lực lực bơm trợ lực tới các bộ phận khác trong hệ
thông lái như thanh răng, bánh răng… Nếu không có dầu hệ thống sẽ không thực
hiện được chức năng của nó.
Kiểm tra mực dầu
trợ lực lái bằng cách quan sát trên bình chứa dầu và tháo nắp (xoay ngược chiều
kim đồng hồ). Trong hầu hết các hệ thống trợ lực lái thì đều có một que thăm
mực dầu được gắn cố định trong nắp.
Nếu dầu dưới mức
cho phép, có nghĩa rằng hệ thống đang thiếu dầu. Rất có thể đã có rò rỉ trên
đường ống. Khu vực rò rỉ thường bám nhiều bụi bẩn, đó có thể là một vết nứt,
hay đoạn ống gẫy. Đôi khi bạn cần khởi động máy, đánh lái nhiều lần bởi khi đó
dầu áp suất cao dễ rỉ ra ngoài.
Kiểm tra toàn bộ
hệ thống trợ lực lái: Bơm, các ống dầu, tại thanh răng và bánh răng ăn khớp với
thanh răng hay cụm trợ lực, thay thế ngay nếu có bộ phận hư hỏng.
Đổ dầu trợ lực
vào lại theo đúng như khuyến cáo của nhà chế tạo sau đó khởi động động cơ (chú
ý tránh xa khi động cơ hoạt động) và xoay vành tay lái đánh hết góc lái trong
một vài phút. Tắt máy và kiểm tra lại mực dầu, để hệ thống ngừng hoạt động một
khoảng thời gian để không khí trong hệ thống khuếch tán hết.
Hỏng dây đai
Trục của bơm trợ
lực thì được dẫn động bởi một dây đai, nó được sử dụng để truyền công suất từ
động cơ đến bơm trợ lực. Nếu dây dai này đang trong tình trạng bị lỏng hoặc bị
hư hỏng dẫn tới hệ thống không hoạt động được.
Mở nắp ca-pô kiểm
tra bề mặt đai, khi có nhiều vết nứt trên thân đai cách nhau khoảng 3 mm thì
dây đai đó cần được thay thế.
Đai trượt bên
pu-ly, động cơ hoạt động nhưng bơm quay với tốc độ yếu, áp suất chênh lệch
không được duy trì cũng gây ra hiện tượng đánh lái nặng. Hiện tượng này thường
kèm theo tiếng rít vì đai trượt khi đánh lái, đồng thời bề mặt tiếp xúc của đai
với pu-ly nhẵn và bóng. Việc khắc phục chỉ đơn giản là căng lại dây đai.
Hỏng van phân phối dầu
Có thể kiểm tra
van phân phối dầu bằng cách đánh hết lái sang trái rồi phải. Với cách kiểm tra
này, cần đặt áp suất lốp theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất. Nếu van làm
việc bình thường, bạn có thể nghe được tiếng động nhẹ khi bánh lệch hoàn toàn
về một phía.
Nếu không nghe
được thì van có thể bị kẹt hoặc gặp phải một số vấn đề khác. Đừng giữ vô-lăng ở
trạng thái đánh hết lái trong thời gian dài bởi áp lực dầu cao có thể phá hỏng
hệ thống. Công việc khắc phục sự hư hỏng này đòi hỏi người có nhiều kinh
nghiệm, tốt nhất bạn nên đưa xe tới gara có uy tín.
Các liên kết của
hệ dẫn động lái và treo bị dơ cũng ảnh hưởng tới sự làm việc của trợ lực lái.
Do đó cần khắc phục chúng kịp thời để toàn hệ thống làm việc tốt.
Bơm trợ lực hỏng
Hệ thống trợ lực
lái nó phụ thuộc vào một bơm thủy lực để cung cấp áp lực dầu cần thiết tới cho
hệ thống. Nếu bơm này bị hư hỏng bên trong, thì áp lực cần thiết cho hệ
thống hoạt động sẽ không đủ vì vậy mà hệ thống không hoạt động được. Trong
trường hợp này bơm trợ lực cần được thay thế và bổ sung dầu trợ lực.
LVL theo (benhvienxeoto.com)