KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT
TẠI SAO Ô TÔ TƯƠNG LAI LÀ Ô TÔ ĐIỆN
Bài 1: Ô tô điện sẽ biến đổi ngành công nghiệp ô tô và giúp trung hoà cacbon trên trái đất.
Còn nhiều thách thức đối với việc điện khí hóa các phương tiện của ngành giao thông vận tải và tạo ra nhiều cơ hội. Điều này đặc biệt rõ ràng ở các thành phố, nơi khí thải, tắt đường và an toàn là những vấn đề quan trọng hiện nay. Nếu hiện trạng này vẫn tiếp tục, các vấn đề về di chuyển sẽ ngày càng gia tăng do tốc độ tăng trưởng dân số và GDP thúc đẩy tăng tỷ lệ sở hữu ô tô và số km phương tiện đi lại. Để giải quyết vấn đề này, Các quốc gia trên thế giới đã đề xuất  một loạt các đổi mới được thiết kế cho đường đô thị, chẳng hạn như di chuyển như một dịch vụ, hệ thống quản lý giao thông và đỗ xe tiên tiến, các giải pháp chia sẻ hàng hóa và các khái niệm giao thông mới trên phương tiện di chuyển.

 

Xe điện giúp giảm phát thải trực tiếp ra môi trường.

Cơ hội hiện tại để thay đổi cách chúng ta di chuyển về cơ bản là kết quả của những thay đổi trong ba lĩnh vực chính: quy định, hành vi người tiêu dùng và công nghệ.
Quy định: Chính phủ và các thành phố trên thế giới đã đề xuất các quy định và khuyến khích để đẩy nhanh sự chuyển dịch sang “dịch chuyển bền vững”. Các cơ quan quản lý trên toàn thế giới đang xác định các mục tiêu phát thải nghiêm ngặt hơn. Liên minh châu Âu đã trình bày chương trình “Fit for 55”, trong đó tìm cách điều chỉnh các chính sách khí hậu, năng lượng, sử dụng đất, giao thông và thuế để giảm phát thải khí nhà kính ròng ít nhất 55% vào năm 2030 và chính quyền Biden (Mỹ) đưa ra 50% mục tiêu xe điện (EV) cho năm 2030. Ngoài nhiệm vụ như vậy, hầu hết các chính phủ cũng đang cung cấp trợ cấp cho xe điện. Ở Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 876/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí cac-bon và khí mêtan của ngành giao thông vận tải với những mục tiêu, lộ trình và nhiệm vụ cụ thể đối với từng lĩnh vực; trong đó giao thông vận tải đường bộ với việc phát triển phương tiện điện được xác định là trọng tâm . Cụ thể, giai đoạn 2022 -2030: Thúc đẩy sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và chuyển đổi sử dụng các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sử dụng điện; mở rộng phối trộn, sử dụng 100% xăng E5 đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; Phát triển hạ tầng sạc điện đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp. Khuyến khích các bến xe, trạm dừng nghỉ xây dựng mới và hiện hữu chuyển đổi theo tiêu chí xanh. Các thành phố đang nỗ lực giảm tình trạng kẹt xe và sử dụng phương tiện cá nhân bằng cách hỗ trợ nhiều hơn cho các phương thức di chuyển thay thế như xe đạp. Thành phố HCM đã thí điểm mô hình xe đạp công cộng; Paris thông báo sẽ đầu tư hơn 300 triệu USD để cập nhật mạng lưới xe đạp và chuyển 50 km đường ô tô thành làn đường dành cho xe đạp. Nhiều khu đô thị cũng đang thực hiện quy định ra vào dành cho ô tô. Trên thực tế, hơn 150 thành phố ở châu Âu đã tạo ra các quy định tiếp cận đối với các trường hợp khẩn cấp về ô nhiễm và khí thải thấp.

 
Chương trình “Fit For 55” của liên minh châu âu EU

Hành vi của người tiêu dùng: Hành vi và nhận thức của người tiêu dùng đang thay đổi khi ngày càng có nhiều người chấp nhận các phương thức di chuyển thay thế và bền vững. Các chuyến đi trong thành phố bằng xe đạp chia sẻ và xe tay ga điện đã tăng 60% so với cùng kỳ năm ngoái và cuộc khảo sát người tiêu dùng mới nhất của McKinsey cho thấy việc sử dụng xe đạp trung bình (dùng chung và riêng) có thể tăng hơn 10% trong thế giới sau đại dịch so với trước mức độ đại dịch. Tại Hà Nội, Theo thống kê của công ty Hano Metro: tuyến đường sắt đô thị Cát linh – Hà Đông phục vụ gần 7,3 triệu lược hành khách từ 11/2021 đến 10/2022. Là minh chứng cho một phương thức vận tải công cộng khối lượng lớn, văn minh và hiện đại. Theo kết quả khảo sát Vietnamnet, 18% người có ô tô cá nhân nhưng khi có chuyến đi trùng hướng với tuyến Các Linh – Hà Đông đã chọn đi đường sắt đô thị, có thể giúp giảm số km xe đã đi và lượng khí thải đáng kể.
Công nghệ: Các Công ty trong ngành đang đẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghệ ô tô khi họ phát triển các khái niệm mới về di chuyển bằng điện, kết nối, tự hành và chia sẻ. Ngành công nghiệp này đã thu hút hơn 400 tỷ đô la đầu tư trong thập kỷ qua — với khoảng 100 tỷ đô la trong số đó sẽ đến từ đầu năm 2020. Tất cả số tiền này nhắm vào các công ty và công ty khởi nghiệp làm việc về điện khí hóa di động, phương tiện kết nối và công nghệ lái xe tự động. Tại Việt nam, VinFast đã đầu tư và hợp tác chiến lược với Prologim – công ty hàng dầu  thế giới về Pin thể rắn, tổng giá trị lên đến hàng chục triệu USD. Những cải tiến công nghệ như vậy sẽ giúp giảm chi phí xe điện và làm cho việc di chuyển chung bằng điện trở thành một giải pháp thay thế thực sự cho việc sở hữu một chiếc ô tô.


  
Công nghệ xe tự hành ngày càng được hoàn thiện

Điện khí hóa sẽ đóng một vai trò quan trọng trong sự chuyển đổi của ngành công nghiệp ô tô và mang lại cơ hội lớn cho tất cả các phân khúc xe, mặc dù tốc độ và mức độ thay đổi sẽ khác nhau. Để đảm bảo việc di chuyển bằng điện được áp dụng rộng rãi, nhanh chóng, việc tung ra các mẫu xe điện mới trên thị trường là bước đầu tiên quan trọng. Ngoài ra, toàn bộ hệ sinh thái di động phải hoạt động để thực hiện chuyển đổi thành công, từ các nhà sản xuất và nhà cung cấp xe điện đến các nhà tài chính, đại lý, nhà cung cấp năng lượng và nhà điều hành trạm sạc .

BVT(Trung tâm đăng kiểm XCG Đà Nẵng)

Nhiều ưu thế vượt trội, xe máy điện liệu thay thế được xe xăng? (09/8/2022)
Tổng hợp hệ xúc tác kết hợp CeO2-Ag để xử lý bồ hóng trong khí thải động cơ ô tô (23/6/2022)
XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG TRONG TƯƠNG LAI: NHIÊN LIỆU HYBRID XĂNG/ HYDOXYL (HHO) (16/3/2022)
Tính năng kinh tế kỹ thuật và phát thải ô nhiễm của động cơ xe gắn máy sử dụng nhiên liệu LPG-Ethanol (03/12/2021)
Top 10 xe tải mạnh nhất thế giới (17/11/2021)
[Kỷ nguyên của xe điện hạng nặng] Sơ mi rơ moóc điện hóa Scania và Fraunhofer (05/11/2021)
Công nghệ phun nhiên liệu Ethanol trực tiếp trên các động cơ hiện đại- Ethanol Boos (07/6/2021)
12345678910...
  • Anh6