HỌC TẬP VÀ LÀM THEO GƯƠNG BÁC HỒ
CHUYÊN ĐỀ NĂM 2016: NÊU CAO TINH THẦN TRÁCH NHIỆM, PHONG CÁCH GƯƠNG MẪU, NÓI ĐI ĐÔI VỚI LÀM

Nhằm tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) và Kế hoạch của Đảng ủy Sở GTVT ĐN về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Chi bộ Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Đà Nẵng tổ chức quán triệt chuyên đề năm 2016 “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nêu cao tinh thần trách nhiệm, phong cách gương mẫu, nói đi đôi với làm.
I- Mục đích, yêu cầu
- Tiếp tục nâng cao nhận thức về tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, mục đích, yêu cầu của Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) và Kế hoạch của Đảng ủy Sở GTVT Đà Nẵng về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tập trung vào “nêu cao tinh thần trách nhiệm, phong cách gương mẫu, nói đi đôi với làm” gắn với chủ đề xuyên suốt toàn khóa - Suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm người công bộc tận tụy, trung thành của nhân dân, đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị.
- Đưa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác tiếp tục đi vào nề nếp trong sinh hoạt chi bộ, tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.
- Tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân với Đảng.
II- Nội dung học tập và liên hệ
1- Học tập và làm theo tinh thần trách nhiệm, phong cách gương mẫu, nói đi đôi với làm của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong công tác, trong quan hệ cụ thể hằng ngày với nhân dân: trọng dân, gần dân, hiểu dân và có trách nhiệm với dân…
2- Mỗi cán bộ, đảng viên, viên chức tự liên hệ bản thân, đề ra phương hướng phấn đấu, làm theo, chú ý mối quan hệ với nhân dân ở địa phương, nơi công tác, gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, Quy định về những điều đảng viên không được làm và Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp. 
3- Các tổ chức đảng xây dựng và thực hiện các biện pháp nâng cao hiệu quả học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nêu cao tinh thần trách nhiệm, phong cách gương mẫu, nói đi đôi với làm và thực hiện yêu cầu nêu cao trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp.
III- Hình thức tổ chức học tập Chuyên đề
- Tổ chức học tập, thảo luận về nội dung Chuyên đề trong sinh hoạt chi bộ, đoàn thể và tại cơ quan
- Hằng tháng, trong các buổi sinh hoạt, cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị lựa chọn  nội dung trong Chuyên đề và các tài liệu để học tập, thảo luận và liên hệ, đề ra giải pháp làm theo nhằm xây dựng đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, người lao động trong cơ quan, đơn vị.
Chú ý: Trong từng tháng, quý, Chi booj chọn vấn đề còn hạn chế của cá nhân, tập thể để thảo luận bàn biện pháp khắc phục.

 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

VỀ NÊU CAO TINH THẦN TRÁCH NHIỆM,

PHONG CÁCH GƯƠNG MẪU, NÓI ĐI ĐÔI VỚI LÀM.

-------------

 

I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NÊU CAO TINH THẦN TRÁCH NHIỆM, PHONG CÁCH GƯƠNG MẪU, NÓI ĐI ĐÔI VỚI LÀM

1. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về nêu cao tinh thần trách nhiệm

1.1. Sự cần thiết phải nêu cao tinh thần trách nhiệm

- Trách nhiệm là một quan hệ xã hội; là điều mỗi người phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy... Mỗi người đều có một vị trí nhất định trong gia đình, dòng họ, tập thể, tổ chức, địa phương, dân tộc, quốc gia, và rộng nhất là nhân loại… Trong các mối quan hệ đó, trách nhiệm được hình thành trên cơ sở những quy định của luật pháp, quy chế, quy ước, công ước… Trách nhiệm còn được hình thành do dư luận xã hội và bị chi phối bởi dư luận xã hội.

- Tinh thần trách nhiệm là kết quả nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của con người, từ đó hành động tích cực, tự giác. Những người có nhận thức và hành động như thế là có tinh thần trách nhiệm cao.

- Hồ Chí Minh đã nêu lên hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những phẩm chất đạo đức của con người Việt Nam trong thời đại mới. Trong đó, có vấn đề về tinh thần trách nhiệm. Người chỉ rõ:

+ Đạo đức công dân là tuân theo pháp luật nhà nước; tuân theo kỷ luật lao động; giữ gìn trật tự chung… Đó là đóng thuế vì lợi ích chung. Bảo vệ tài sản công cộng, bảo vệ Tổ quốc. Hăng hái thi đua cần, kiệm xây dựng nước nhà,…

+ Trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức đối với Tổ quốc, đối với Nhân dân bắt từ nguyên lý: “Nước lấy dân làm gốc”, “sự nghiệp cách mạng là do Nhân dân tiến hành”, “Nhân dân là người làm ra lịch sử”… Người khẳng định: Không có Nhân dân, Đảng, Chính phủ không đủ lực lượng. Sức mạnh Nhân dân là vô địch. Trong bầu trời không gì quý bằng Nhân dân. Có dân là có tất cả. Dễ mười lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong… Để tập hợp và phát huy sức mạnh vô địch của Nhân dân, Đảng, Chính phủ có trách nhiệm tổ chức, vận động nhân dân, giảng giải lý luận, chiến lược, sách lược cho dân, làm cho dân nhận rõ tình hình, đường lối và định phương châm cho đúng.

+ Cán bộ, đảng viên, công chức và mọi công dân đều phải có bổn phận đối với đất nước. Trong xã hội ta, nước là nước của dân; dân là chủ và dân làm chủ, có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nước độc lập thì ai cũng được tự do; nếu mất nước thì ai cũng phải làm nô lệ. Trong chế độ mới, cán bộ, công chức là người phụ trách trước đồng bào; thực hiện bổn phận trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân, tổ chức, lôi cuốn nhân dân. Trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh tựu trung lại là “hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”.

TÀI LIỆU ĐẦY ĐỦ CÓ THỂ TẢI VỀ TẠI FILE: chuyen de nam 2016.doc

BVT.

  • Anh6