Xe bus điện ở các thành phố mới chỉ thực hiện chức năng phục vụ du lịch.
Cụ thể, Phó Thủ tướng đề nghị UBND các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của địa phương nghiên cứu Luật quy hoạch năm 2017 để tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ do Thủ tướng Chính phủ giao tại các văn bản số 148/TTg-KTN ngày 27/1/2014; số 5197/VPCP-CN ngày 22/5/2017 về việc thực hiện các giải pháp phát triển hợp lý các phương thức vận tải tại các thành phố lớn.
Đồng thời ưu tiên phát triển các loại hình vận tải hành khách công cộng (xe bus, xe du lịch, taxi) trong tổ chức giao thông đô thị, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng từng bước giảm tiện giao thông cá nhân.
Tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ, thái độ phục vụ hành khách của đội ngũ lái xe và nhân viên phục vụ trên xe bus; tập trung cải thiện hệ thống hạ tầng trung chuyển, đón trả khách, áp dụng hệ thống vé thông minh, tiện lợi cho người sử dụng; nâng cao chất lượng phương tiện, chú trọng phát triển xe bus sử dụng nhiên liệu sạch, thân thiện với môi trường.
Việc phát triển xe bus “xanh” hiện đang là xu hướng mới trong giao thông công cộng, nhiều thành phố trên thế giới đang thí điểm vận hành và ra mắt các loại xe bus điện. Xe bus điện sẽ cắt giảm lượng khí thải, từ đó giảm khói bụi trong không khí trong các thành phố đặc biệt là các thành phố lớn. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, với việc các thành phố bị bao phủ bởi khói bụi, gần 12% ca tử vong toàn cầu liên quan đến ô nhiễm không khí.
Có ba lí do xe buýt điện thu hút các nhà lãnh đạo chính quyền trung ương và địa phương. Thứ nhất, các thành phố muốn cải thiện cuộc sống của người dân bằng cách cắt giảm ô nhiễm không khí và ô nhiễm tiếng ồn từ giao thông. Một hệ thống xe buýt điện thải ra ít hơn 50% khí carbon dioxide so với một động cơ diesel, một nghiên cứu của đã cho thấy.
Ki-Joon Kim - chuyên gia vận tải của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết, động thái chuyển sang sử dụng các phương tiện chạy bằng điện có lợi ngay cả đối với các nước phụ thuộc vào nguồn năng lượng từ than vì lượng khí thải từ các nhà máy điện có thể được kiểm soát và "cắt giảm tổng thể".
Tiếp theo, các Chính phủ xem xe điện là cơ hội để xây dựng một ngành công nghiệp mới. Trung Quốc đang "cố gắng dẫn đầu ngành xe buýt điện trên thị trường thế giới", Kim nói. Chính phủ Trung Quốc đang trợ cấp cho các nhà sản xuất xe điện và khuyến khích đầu tư vào các ngành liên quan như sản xuất pin.
Thứ ba, các nước đang cố gắng giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu từ nước ngoài. Ví dụ, Bhutan muốn ngành năng lượng của họ trở thành tái tạo hoàn toàn 100%, và đang đẩy mạnh giao thông công cộng bằng điện "để họ không phải nhập dầu từ các nước khác", Kim cho biết.
Sử dụng phương tiện công cộng thay vì xe cá nhân sẽ cắt giảm lượng khí thải, giảm khói bụi và đặc biệt khi các phương tiện công cộng như xe bus lại chạy bằng điện thì môi trường sẽ làm giảm đáng kể tình trạng ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn.
BVT (nguồn enternews.vn)