TIN TỨC TRONG NGÀNH
Kết nối thông tin để minh bạch hóa công tác đăng kiểm

Thời gian qua, Cục Đăng kiểm Việt Nam luôn chủ động ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý hệ thống, nâng hiệu quả giám sát chất lượng an toàn kỹ thuật và phòng ngừa ô nhiễm môi trường phương tiện. Trước cuộc cách mạng 4.0, ngành Đăng kiểm xác định kết nối công nghệ thông tin sẽ là điểm tựa quan trọng nâng cao chất lượng đăng kiểm và quản lý nhà nước.

dang-kiem-xe-oto_1

dang-kiem-xe-oto

Tăng cường chất lượng dịch vụ công trực tuyến

Đến nay, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã hoàn thiện xây dựng cổng thông tin điện tử và đang thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho các thủ tục: Dịch vụ công cấp độ 4 cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe mô tô, xe gắn máy nhập khẩu và động cơ nhập khẩu sử dụng để lắp ráp cho xe mô tô, xe gắn máy; cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật xe đạp điện nhập khẩu; cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe chở người bốn bánh có gắn động cơ hoạt động trong phạm vi hạn chế nhập khẩu; cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng nhập khẩu.

Bên cạnh đó, Cục còn đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3: Thẩm định thiết kế tàu biển; đánh giá cơ sở dịch vụ kỹ thuật tàu biển; thẩm định thiết kế xe cơ giới sản xuất, lắp ráp từ linh kiện rời và ô tô khách các loại; thẩm định thiết kế phương tiện giao thông đường sắt.

Trong cung cấp dịch vụ công, Cục Đăng kiểm Việt Nam luôn là đơn vị đầu tiên của ngành GTVT thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, tham gia cơ chế Cổng Thông tin điện tử một cửa Quốc gia; cấp giấy chứng nhận chất lượng xe cơ giới qua mạng, liên thông với cơ quan hải quan, phát hành hóa đơn điện tử. Năm 2017, Cục Đăng kiểm Việt Nam là cơ quan có tỷ lệ số lượng hồ sơ thực hiện theo phương thức trực tuyến đạt gần 99,5% (27.882 hồ sơ trực tuyến/28.022 tổng số hồ sơ), dẫn đầu các đơn vị trong ngành GTVT.

Xác định kết nối công nghệ thông tin luôn là điểm tựa để nâng cao chất lượng đăng kiểm, hơn 20 năm qua Cục Đăng kiểm Việt Nam đã chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đăng kiểm, từ đó tăng cường trang bị cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin, tin học hóa các quy trình, công đoạn thủ tục đăng kiểm, giảm thao tác, công việc bằng tay, bằng mắt; xây dựng phần mềm và hệ cơ sở dữ liệu cho toàn bộ công tác đăng kiểm, ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu về thủ tục hành chính áp dụng trong các lĩnh vực hoạt động đăng kiểm trên phạm vi toàn quốc; cung cấp thông tin và dịch vụ công cho các chi cục, trung tâm đăng kiểm, người dân và doanh nghiệp.

Đến nay, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã cung cấp hầu hết các dịch vụ công cơ bản trực tuyến mức độ 3 hoặc 4 và doanh nghiệp có thể trao đổi thông tin, gửi, nhận hồ sơ, nhận kết quả dịch vụ qua mạng; xây dựng môi trường làm việc trên mạng tin học giữa các phòng, trung tâm chức năng và các chi nhánh, điện tử hóa các công tác phối hợp giữa các đơn vị liên quan trong việc giải quyết thủ tục hành chính, tạo thói quen làm việc của cán bộ công chức trên môi trường mạng và hệ thống thông tin trợ giúp, thay thế văn bản giấy.

Song song với đó, Cục đã xây dựng kênh tiếp nhận ý kiến đóng góp trên môi trường Internet, tổ chức đối thoại trực tuyến, chuyên mục hỏi đáp trực tuyến trên Cổng Thông tin điện tử Cục Đăng kiểm Việt Nam về giải quyết thủ tục hành chính để phục vụ người dân và doanh nghiệp như: Công khai danh sách các phương tiện quá hạn đăng kiểm và thông tin phương tiện thủy nội địa quá hạn đăng kiểm kèm đường dẫn website của Cục Đăng kiểm Việt Nam trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương.

Cục đã trang bị đầy đủ các phần mềm phục vụ cho công tác thẩm định thiết kế đóng mới, hoán cải tàu biển và công trình dầu khí biển. Các phần mềm này đã trở thành công cụ đắc lực cho việc thẩm định thiết kế, đánh giá tình trạng kỹ thuật, hỗ trợ giải quyết các tai nạn, sự cố hàng hải…, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng công tác đăng kiểm tàu biển; đổi mới toàn diện hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu và kiểm tra tàu biển, công trình dầu khí biển qua mạng máy tính và đưa vào sử dụng năm 2006; hoàn thành phần mềm quản lý cơ sở đóng tàu và cung cấp dịch vụ kiểm tra kỹ thuật tàu biển để hỗ trợ và kiểm soát chất lượng; quản lý đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý an toàn, an ninh lao động hàng hải đối với tàu biển được thực hiện trên phần mềm SMC FLOW có giao diện trên Internet để khách hàng tiếp cận, tra cứu thông tin và gửi đề nghị đánh giá.

Xây dựng hệ thống, thực hiện thanh toán bằng hóa đơn điện tử 100% đối với các thủ tục kiểm tra và chứng nhận đối với xe cơ giới nhập khẩu, triển khai trên Cổng Thông tin một cửa Quốc gia từ tháng 3 năm 2016; phối hợp với Tổng cục Thuế thử nghiệm kết nối, truyền dẫn dữ liệu phương tiện, thí điểm việc kê khai điện tử và nộp lệ phí trước bạ ô tô, xe máy… Việc kiểm định xe cơ giới tại các đơn vị đăng kiểm được thực hiện đồng bộ trên chương trình quản lý kiểm định xe cơ giới. Tất cả dữ liệu kiểm định đều được gửi về máy chủ của Cục Đăng kiểm Việt Nam để phục vụ công tác quản lý và thống kê. Tất cả các trung tâm đăng kiểm trên cả nước đều được trang bị hệ thống camera kết nối mạng và truyền hình ảnh về Cục Đăng kiểm Việt Nam để phục vụ công tác kiểm tra giám sát.


  Tăng cường năng lực để tiếp cận và làm chủ công nghệ


Thời gian tới, Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp tục tăng cường năng lực công nghệ thông tin và cơ sở vật chất để tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0 theo hướng ưu tiên triển khai theo hình thức thuê dịch vụ công nghệ thông tin; triển khai hiệu quả chương trình cải cách thủ tục hành chính gắn với xây dựng Chính phủ điện tử và triển khai mạnh mẽ dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, 4 cho các thủ tục đăng kiểm; từng bước xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại, chuẩn hóa, đồng bộ, liên thông, đảm bảo khả năng tiếp cận và sử dụng mọi đối tượng, kết nối băng thông rộng trên phạm vi toàn quốc; sử dụng hiệu quả mạng riêng ảo kết nối các chi cục, trung tâm đăng kiểm.

Song song với đó, Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo hướng cập nhật những công nghệ mới và có lộ trình áp dụng, tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0 phù hợp với điều kiện Việt Nam; tăng cường trang bị dây truyền máy móc, thiết bị đăng kiểm hiện đại, có khả năng kết nối mạng máy tính và mức độ tự động hóa cao; hoàn thiện quy trình đăng kiểm, hướng dẫn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp và tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức, năng lực đăng kiểm viên và cán bộ quản lý theo hướng tiếp cận và làm chủ công nghệ, đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0.

BVT (nguồn tapchigiaothong.vn)

Tập huấn nghiệp vụ kiểm định viên theo Luật An toàn vệ sinh lao động (24/5/2018)
Lo ngại phương tiện thủy hết “đát” gây họa (22/5/2018)
Kiểm tra chéo, ngăn bỏ sót lỗi kiểm định tàu, thuyền (18/5/2018)
Lộ trình cấp phù hiệu xe tải đối với các xe ô tô vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn (08/5/2018)
Đăng kiểm nâng chất lượng, bắt kịp thế giới (03/5/2018)
Thông báo Nghỉ lễ, treo cờ và khẩu hiệu nhân dịp Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, Ngày Quốc tế lao động 1/5 và kỷ niệm 43 năm Ngày chiến thắng (30/4/1975 – 30/4/2018) (23/4/2018)
Nghị định 116 đã thuyết phục doanh nghiệp ô tô (20/4/2018)
12345678910...
  • Anh6