3. Nội dung Hội nghị:
a) Hội nghị đã đưa ra các biện pháp tiếp cận nhằm tính toán quãng đường di chuyển của phương tiện; nhằm có được dữ liệu tin cậy về số lượng phương tiện đang lưu hành theo loại phương tiện và dữ liệu về quãng đường di chuyển của phương tiện, là đầu vào cần thiết cho việc kiểm kê phát thải trong giao thông theo biện pháp tiếp cận từ dưới lên.
Hình: các hợp phần kiểm kê phát thải theo biện pháp tiếp cận từ dưới lên
b) Trọng tâm của các phương pháp đã được thảo luận tại Hội nghị là xe ô tô chở khách (kể cả ô tô con). Đặc biệt tập trung vào khả năng áp dụng của các biện pháp tiếp cận được trình bày đối với xe gắn máy hai bánh.
c) Tại Hội nghị, các chuyên gia Đức đã trình bày với tổng quan về các thể chế cùng tham gia vào việc tính toán quãng đường di chuyển của phương tiện tại Cộng hòa Liên bang (CHLB) Đức. Đồng thời các chuyên gia cũng đã trình bày các phương pháp đã được áp dụng tại CHLB Đức, Hoa Kỳ và Pháp để duy trì việc đăng ký phương tiện, cũng như tiếp tục chỉ ra các biện pháp tiếp cận khác nhau để đánh giá VKT.
(VKT: có nghĩa là quãng đường di chuyển của phương tiện tính bằng km)
Hình: phát họa cách tính VKT
Hình: phương pháp tính VKT hàng năm
d) Trọng tâm tại Hội nghị cũng đã thảo luận, trình bày đưa ra nhiều phương pháp tiếp cận tính toán Quãng đường di chuyển của phương tiện và dự báo lượng phương tiện sử dụng tại Việt Nam. Trong đó chú trọng việc tiếp cận tính toán từ thông tin kiểm định:
- Việc kiểm tra định kỳ phương tiện được thực hiện bởi các Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới; các Trung tâm Đăng kiểm sẽ kiểm tra, đọc dữ liệu từ đồng hồ kilomet, cập nhật dữ liệu vào chương trình quản lý; để phục vụ cho mục đích thống kê, tính toán tổng quãng đường di chuyển có thể dựa trên khối lượng lớn dữ liệu đã được cập nhật mà không cần phải tốn kém tiến hành khảo sát người sở hữu phương tiện.
- Việc tính toán tổng quãng đường di chuyển của phương tiện hàng năm dựa trên dữ liệu đăng kiểm cần giả định mối liên quan thống kê giữa quãng đường phương tiện đã di chuyển đo bằng km từ lần đăng ký đầu tiên và quãng đường phương tiện đã di chuyển bằng km trong năm đó. Từ đó các chuyên gia Đức đã đưa ra các biện pháp tiếp cận tính toán quãng đường di chuyển của phương tiện (VKT) từ dữ liệu kiểm định phương tiện định kỳ tại các Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới.
e) Tại Hội nghị, các chuyên gia cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị đăng kiểm, các cơ quan chức năng liên quan của Bộ GTVT… đã cùng thảo luận, đưa ra các phương pháp tiếp cận tính toán VKT áp dụng cho Việt Nam:
Hình: các biện pháp tiếp cận thông thường chính để tính toán quãng đường di chuyển của phương tiện
- Thông qua hệ thống xử lý và khai thác sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
- Thông qua hệ thống giám sát giao thông đô thị trực tuyến.
- Thông qua khảo sát trên nhóm mẫu phương tiện, từng hộ gia đình hoặc từng người tham gia giao thông.
4. Kết quả Hội nghị:
a) Việc ứng dụng dữ liệu VKT:
VKT là số liệu được sử dụng rộng rãi trong quy hoạch và nghiên cứu giao thông cho nhiều mục đích. Các cơ quan giao thông, môi trường và tư vấn sử dụng dữ liệu này để triển khai nhiều chức năng để tính toán tiêu thụ năng lượng và ước tính phát thải phương tiện, đây cũng là điểm chính của dự án này.
b) Những ứng dụng dữ liệu VKT bao gồm:
- Trong phân tích rủi ro an toàn đường bộ (là động lực và nguồn tài chính cho khảo sát quãng đường di chuyển phương tiện tại CHLB Đức) VKT là biện pháp tiếp xúc các phương tiện hoặc người đi lại với rủi ro tai nạn. VKT theo đặc điểm phương tiện và người lái xe liên quan đến tai nạn xảy ra chỉ ra rủi ro tai nạn của những đoạn đường nhất định.
- Thông tin về lưu lượng giao thông trên các đoạn đường bộ cho phép đánh giá các tác động giao thông khác nhau. Ví dụ: kỹ thuật giao thông đường bộ đã xác định các nhu cầu bảo trì vỉa hè sử dụng VKT theo nhóm khối lượng các loại phương tiện.
- Trong phân tích tác động của quy định hoặc các phân tích hành vi nói chung, VKT (theo phương tiện và theo đặc điểm lái xe) thường được dùng như là chỉ số cho nhu cầu và hành vi đi lại. Ví dụ: khi đánh giá tác động của việc thắt chặt các tiêu chuẩn kinh tế nhiên liêu, câu hỏi nghiên cứu sẽ là nhu cầu đi lại gia tăng ở mức độ như thế nào và hiệu suất phương tiện có thay đổi hay không (kW). Tương tự như vậy, phản hồi của người sử dụng phương tiện khi thay đổi giá nhiên liệu được đo bằng VKT để ước tính sự đàn hồi.
5. Tổ chức thực hiện:
Thực hiện quy định của Luật Thống kê 2015, triển khai Quyết định số 4063/QĐ-BGTVT ngày 19/12/2016 của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc ban hành Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2017. Bộ GTVT đã dự thảo Thông tư quy định Hệ thống chỉ tiêu thống kê và Chế độ báo cáo thống kê ngành GTVT. Bộ GTVT đang đề nghị các cơ quan, đơn vị tham gia ý kiến đối với dự thảo Thông tư nêu trên. Dự kiến ban hành và hiệu lực vào ngày 02 tháng 4 năm 2018 và thay thế các Thông tư số 41/2014/TT-BGTVT ngày 15/9/2014 về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Giao thông vận tải và Thông tư số 58/2014/TT-BGTVT ngày 27/10/2014 quy định Chế độ báo cáo thống kê tổng ngành Giao thông vận tải. Qua đó, Bộ GTVT sẽ có hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện việc tính toán VKT theo đúng lộ trình và thời gian quy định.
6. Kết luận:
Như vậy, việc tính toán được VKT cho Thống kê giao thông quốc gia sẽ giúp cho việc thực hiện Thông tư quy định Hệ thống chỉ tiêu thống kê và Chế độ báo cáo thống kê ngành GTVT được triển khai hiệu quả, đồng bộ, chính xác. Số liệu VKT sẽ được sử dụng rộng rãi trong quy hoạch và nghiên cứu giao thông cho nhiều mục đích: cơ quan giao thông, môi trường, tư vấn… sử dụng để triển khai chức năng tính toán tiêu thụ năng lượng, tính toán lượng phát thải của phương tiện…
Bùi Văn Tấn (BVT)