KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT
Khí thải từ động cơ Diesel có thể làm cho chúng ta bị ho và thở gấp
Khí thải từ động cơ Diesel có thể có một tác động tiêu cực đến dây thần kinh bên trong phổi, khiến cho chúng ta thở nhanh hơn và thường xuyên bị ho, theo kết quả một nghiên cứu của các nhà khoa học Anh. Trước giờ, chúng ta biết rằng những người mắc bệnh hen suyễn sống ở các khu đô thị sầm uất thường có triệu chứng nặng nề hơn so với người bệnh nhưng sống ở nông thôn, nơi thường ít ô nhiễm hơn. Tuy vậy, cho đến nay thì các nhà khoa học mới có những bằng chứng cụ thể hơn nhằm giải thích cho khác biệt này.

Kết quả hình ảnh cho Khí thải từ động cơ Diesel có thể làm cho chúng ta bị ho và thở gấp

Những hạt nhỏ lẫn trong khí thải từ động cơ được cho là quá nhỏ để cơ thể người có thể phân biệt với những hạt tự nhiên khác, nên chúng có cơ hội đi sâu vào bên trong phổi. Sau quá trình nghiên cứu, một nhóm các chuyên gia đến từ trường Cao đẳng Hoàng Gia London đã phát hiện khói thải ra từ động cơ Diesel có thể kích hoạt một thụ thể bên trong đường dẫn khí, từ đó tạo nên phản ứng dây chuyền ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của dây thần kinh phổi.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 92% người dân toàn cầu đang sống trong khu vực ô nhiễm không khí và có đến 1,7 triệu trẻ em tử vong hàng năm vì ô nhiễm. Do đó, phát hiện mới của các nhà nghiên cứu thật sự là vấn đề đáng lo ngại. Maria Belvisi, người đứng đầu nhóm nghiên cứu dược phẩm hô hấp tại Viện tim phổi Quốc gia Anh cho biết: 'Chúng ta biết rằng những người thường xuyên tiếp xúc với mật độ giao thông cao ở các thành phố lớn nhiều khả năng bị cơn suyễn tấn công, ho và thở gấp. Những triệu chứng này được gây ra bởi các kích thích dây thần kinh bên trong đường thở. Đó thật sự là vấn đề đối với những người mắc bệnh hô hấp nhưng cũng là vấn đề của tất cả chúng ta'.83% những hạt bên trong khí thải Diesel là carbon nhân tạo, nhưng các hoá chất bên trên bề mặt của chúng mới chính là yếu tố khiến bạn ho và thở khò khè. Thử nghiệm tác động của khói Diesel trên mô phổi người, nhóm nghiên cứu phát hiện PAHs (hydrocacbon thơm đa vòng) chính là tác nhân gây ra những triệu chứng nêu trên.


Hoá chất này đã gây ra sự mất cân bằng điện hoá, thường được gọi là sự oxy hoá căng thẳng. Bị tác động, một kênh trong đường dẫn khí ngay dưới khí quản sẽ mở ra, kích hoạt dây thần kinh và gây ra ho, thở gấp hay tệ hơn là tức ngực. Những phản xạ hô hấp kiểu như thế này xảy ra đồng nghĩa với việc cơ thể bạn đang cố bảo vệ bạn trước những vi khuẩn có hại, nhưng lại là nguyên nhân làm cho suyễn trở nên trầm trọng hơn khi cơ chế bảo vệ này bị kích hoạt không đúng cách.Tiến sĩ Ian Mudway, đồng tác giả của nghiên cứu đến từ trường Đại học King (London, Anh), cho rằng thông qua nghiên cứu, chúng ta đã phần nào có thêm hiểu biết về tác động của khí thải Diesel đến đường hô hấp cũng như tác hại của các hạt hydrocacbon thơm đa vòng. Ngoài ra, các chuyên gia cũng đưa ra cảnh báo với những đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi những kích ứng này như trẻ em, người già và những người mắc bệnh hô hấp. 'Tại các thành phố lớn ở châu Âu như London, mức ô nhiễm không khí đã vượt quá ngưỡng cho phép và những phát hiện như thế này sẽ cung cấp lý do vì sao chúng ta nên kiềm chế lượng khí thải', giáo sư Belvisi chia sẻ thêm.
BVT (nguồn https://www.ncbi.nlm.nih.gov)

Nghiên cứu và phát triển động cơ tàu biển chạy bằng nhiên liệu sinh học sử dụng dầu cọ trên động cơ cỡ lớn (Yanmar 6YE18, 500 KW) (07/4/2018)
Ô nhiễm môi trường do khí thải ra từ động cơ ô tô, xe máy (03/4/2018)
Còn nhiều người ngộ nhận về chức năng túi khí ô tô (24/3/2018)
Ảnh hưởng và tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 đến ngành sản xuất ô tô (10/3/2018)
Tìm hiểu Cách mạng công nghiệp 4.0 qua các lược đồ, hình ảnh minh họa (02/3/2018)
Tìm hiểu công nghệ lọc để loại bỏ các chất độc có trong khí xả động cơ ô tô chạy bằng nhiên liệu Diesel (01/2/2018)
Những nguyên nhân làm cho nước trong két vượt quá 100 độ C (26/1/2018)
12345678910...
  • Anh6