KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT
Tìm hiểu về nguyên lý cấp nước, phun hơi nước và bọt foam trên xe chữa cháy
Xe chữa cháy là một loại xe chuyên dụng được dùng để phục vụ cứu hỏa, dập tắt các đám cháy. Loại xe này thường được trang bị các thiết bị chính như máy bơm nước, vòi phun, bồn chứa nước cùng với dung dịch dập lửa. Người ta cũng phân chia xe chữa cháy theo khả năng hoạt động ở các dạng địa hình: xe chữa cháy mini chuyên hoạt động ở các khu phố hẹp, khu dân cư đông đúc bởi khả năng di chuyển dễ dàng, nhanh chóng, xe chữa cháy sân bay, xe chữa cháy ở địa hình đồi núi hiểm trở,…

Ngày nay, xe chữa cháy có thể là một phương tiện phục vụ cho rất nhiều những mục đích khác nhau như cứu hỏa, cứ hộ, phun nước rửa đường, tưới cây, phản ứng nhanh chuyên nghiệp.

Xe chữa cháy vòi phun

Xe chữa cháy có bồn nước

Xe chữa cháy hai cabin sử dụng trong đường hầm

1. Bồn chứa nước xe chữa cháy

Bồn chứa của xe thông thường có 2 ngăn: ngăn chứa nước và ngăn chứa bọt (tùy theo nhu cầu sử dụng mà các xe có được trang bị thêm ngăn chứa bọt hay không). Vật liệu chế tạo bồn là thép không rỉ. Bên trong bồn được lắp đặt cách vách ngăn để chống dao động của nước theo chiều dọc và chiều ngang (nhằm ngăn ngừa dòng chảy rối do tiếp nước cao áp). Ngoài bồn có lắp thước đo mực nước và mức foam.

Bồn chứa dạng elip trên xe chữa cháy

Bồn chứa nước được gắn với khung xe bằng 3 gối đỡ, cho phép bồn dao động tương đối với khung xe nhằm tránh vặn xoắn khung xe.

2. Bơm nước chữa cháy

        Một số hãng bơm dược tích hợp trên xe như Shibaura, Tohatsu, Pentax,...  vừa có thể chữa cháy trên xe thông qua lăng giá, vừa có thể tháo rời và di chuyển bơm bằng xe đẩy tay hoặc bằng rơ mooc đến những nơi chật hẹp xe không vào được.

Khi bơm hoạt động, nó sẽ hút nước trong bồn chứa lên, thông qua các cụm vòi phun và phun nước ra ngoài. Khi đó, tùy theo sự điều khiển mà vòi phun sẽ hướng tới các vị trí của đám lửa.

 
Bơm nước trên xe chữa cháy

3. Một số đặc điểm bơm Shibaura FD500 được sử dụng trên xe chữa cháy:
a) Van tiết lưu: được điều chỉnh một cách tự động thông qua nhiệt kế không khí và nhiệt kế động cơ, giúp dễ dàng khởi động bơm thông qua một công tắc chính.


b) Hệ thống cấp nhiên liệu nâng cao giúp tối ưu hóa tỷ số trộn xăng/ dầu trong bất cứ thời điểm nào.



c) Bơm chân không không dầu sử dụng cánh bơm bằng carbon cường độ cao nên không cần tra dầu mở ở bên trong bơm. Phương pháp này thân thiện với môi trường vì không thải ra nước có dầu mỡ.



 d) Hệ thống van ngừng cấp nước có 5 van được tích hợp vào trong một bộ phận để đơn giản hóa việc bảo dưỡng và dễ dàng vận hành.





4. Các chức năng chính của bơm chữa cháy như:

- Hút nước lên bồn;

- Hút nước và phun chữa cháy;

- Hút nước trong bồn nhằm phun chữa cháy;

- Hút foam trong bồn foam để phun chữa cháy;

- Hút foam ngoài để phun chữa cháy;

Ngoài những bộ phận chính như ở trên thì còn có các thiết bị khác trên xe chữa cháy đó là: cuộn vòi, lăng phun, bình chữa cháy xách tay, bình trợ thở, tang quấn ống cao áp, đầu tiếp nước,… Tất cả các bộ phân này liên kết với nhau tạo nên một tổng thể hoàn chỉnh của mỗi một chiếc xe cứu hỏa, xe chữa cháy hiện nay.

 
Súng phun trên xe chữa cháy

Cách hoạt động dòng nước trên xe chữa cháy


Sơ đồ cấp nước và bọt foam trên xe chữa cháy
01 – Bơm nước; 02 – Bồn chứa nước; 03 – Bồn chứa Foam; 04 – Hệ thống điều khiển khí nén
A – Cụm lăng tay triển khai bên trái; B - Cụm lăng tay triển khai bên phải

Khi hoạt động, bơm nước (01) sẽ lấy nước từ bồn chứa nước (02) hoặc từ các nguồn bên ngoài. Nước được pha loãng chất tạo bọt (từ bồn chứa Foam) và chất khí chữa cháy (CO2 hoặc N2) từ hệ thống điều khiển khí nén (04) qua các vòi hóa hơi sẽ lập tức chuyển thành sương, nhanh chóng hạ thấp nhiệt độ, đồng thời làm loãng oxy để giảm phản ứng cháy. Chất tạo bọt và khí CO2, N2 tạo thành lớp màng che kín bề mặt để gây ngạt, làm ướt, làm lạnh bề mặt, làm ngừng cả sự cháy và bắt cháy.

Phun hơi nước trên xe chữa cháy


  
Xe chữa cháy 02 cabin đã tham gia kiểm định tại Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Đà Nẵng

Mời các bạn đón xem bài viết tiếp theo: "Tìm hiểu xe chữa cháy 02 cabin sử dụng trong các hầm đường bộ ở Việt Nam"


Bùi Văn Tấn (biên dịch và viết).













 

 






  • Anh6