KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT
Hộp số bán tự động – Lựa chọn hộp số hoàn hảo trong tương lai?

Chúng ta chắc hẳn không còn xa lạ với hộp số tự động và hộp số sàn (hộp số cơ khí). Tuy nhiên khái niệm về hộp số bán tự động thì bạn đã biết về nó? Hiện tại, nhiều chuyên gia về ô tô dự đoán đây sẽ là lựa chọn cho hộp số ô tô trong tương lai.

Giới thiệu qua về các khái niệm hộp số:

Hộp số sàn (hộp số cơ khí) – MT – manual transmission

Hộp số tự động – AT – automatic transmission

Hộp số bán tự động có rất nhiều cách gọi: Semi-automatic transmission (SAT), Automated Manual Transmission (AMT) hay Clutchless Manual Transmission (CMT).

Hộp số bán tự động là gì?

Đây là loại hộp số giúp người lái dễ dàng kiểm soát xe bằng cách cung cấp lẫy chuyển số trên vô lăng (hoặc cần số được tùy chỉnh). Điều này có nghĩa là người lái xe có thể điều khiển các bánh răng trong “chế độ thủ công”, thường là bằng phương pháp tăng/giảm tốc.

Điều thú vị là xe trang bị hộp số bán tự động cũng sẽ không có bàn đạp ly hợp. Thay vào đó, CPU và cảm biến của ô tô vận hành bộ ly hợp khi người lái thay đổi tỷ số truyền từ các cặp bánh răng.

Các bộ phận của hộp số bán tự động trên ZF

Các bộ phận của hộp số bán tự động trên ZF

Sự khác biệt giữa tự động và bán tự động đến từ đâu?

Bố trí cần số

Ô tô thường có bố trí cần số “PRND” (Park, Reverse, Neutral và Drive). Trong khi đó, bán tự động có thể được vận hành thông qua cần gạt hoặc hệ thống nút nhấn trên bánh xe. Bán tự động sẽ không có chế độ Park và sẽ có chế độ Tự động thay thế chế độ Drive.

Việc thay đổi cặp bánh răng (thay đổi tỷ số truyền)

Trong hộp số tự động, thay đổi này được thực hiện bởi chiếc xe, chứ không phải người lái xe. Trong bán tự động, người lái xe quyết định khi nào cần thay đổi bánh răng và CPU sẽ giúp họ điều hướng qua các bánh răng.

Ưu nhược điểm của hộp số bán tự động

Ưu điểm

Đây giống như là dạng hộp số “quá độ” từ cơ khí sang tự động nên nó sẽ kết hợp được những ưu điểm của 2 loại hộp số kia: Tính tiết kiệm nhiên liệu của hộp số sàn; Tính dễ sử dụng của hộp số tự động

Nhược điểm

Truyền bán tự động được coi là phức tạp hơn so với truyền tự động và thủ công cơ khí truyền thống. Do đó, các chuyên gia cho rằng bán tự động dễ bị hỏng hóc và trục trặc. Việc sửa chữa có thể rất khó khăn.

Những mẫu xe đã từng sử dụng hộp số bán tự động

Hộp số bán tự động đã có từ đầu những năm 1930. Vì vậy, hầu như hãng xe nào cũng đã từng sử dụng loại hộp số này.

Ferrari – với chiếc xe Ferrari Mondial năm 1993. Phiên bản mới nhất sẽ được tìm thấy trong chiếc Ferrari 599 GTO. Sau đó, công ty đã chọn sử dụng hộp số ly hợp kép và tiếp tục thử nghiệm nó trong tất cả các mẫu xe mới của họ.

Opel – Bạn sẽ tìm thấy nó trong những chiếc xe nhỏ hơn của họ như Corsa.

Ford – Nó lần đầu tiên giới thiệu bán tự động trên Maverick 1970. Đó là một chiếc xe bán tự động thông thường mà không có tùy chọn tự chuyển. Tuy nhiên, sau đó họ đã phát triển SelectShift và sau đó sử dụng hộp số Easytronic trong một số chiếc xe nhỏ hơn của họ như Fusion vàFiesta.

Honda – Phiên bản bán tự động của EWamatic được Honda tung ra thị trường vào những năm 1970. Sau đó, nó đã phát triển nhiều biến thể bao gồm MultiMatic, S-matic, iShift và SportShift.

Alpha Romeo – Khá giống với Easytronic của Opel, hộp số Selespeed của Alpha Romeo sẽ được tìm thấy trong một số model bao gồm 156 GTA, Spider, Fiat Punto , Fiat Idea,v.v.

Hộp số bán tự động sẽ trở lại trong tương lai?

Những năm gần đây chúng ta có thể thấy, các loại hộp số phổ biến có mặt trên thị trường đang gặp nhiều vấn đề: 

Hộp số sàn: Khó sử dụng, thác tác nhiều, gây bất tiện và khó chịu trong trường hợp kẹt xe, tắc đường vì người lái sẽ phải thường xuyên thực hiện các thao tác với hộp số.

Hộp số tự động: Đòi hỏi loại dầu đặc biệt, độ tiêu hao nhiên liệu lớn hơn so với hộp số sàn truyền thống do sự hao hụt công suất ở biến mô thủy lực.

Hộp số vô cấp CVT: Tiếng ồn khi tăng tốc cũng như khi chạy ở tua máy cao là một trong những nhược điểm cố hữu của CVT, dù hộp số có trang bị chế độ giả lập cấp số hay không. Dây đai trong hộp số CVT cũng không thể chịu được những động cơ có công suất và momen xoắn cao, do đó hoàn toàn không phù hợp đối với những dòng xe hiệu suất cao.

Hộp số ly hợp kép: Kết cấu quá phức tạp, giá cao và thường gặp trục trặc về phần mềm điều khiển và mạch điện. Điều này Ford là hãng đang rất đau đầu về lỗi hộp số ly hợp kép PowerShift.

Vì vậy, nhiều chuyên gia về kỹ thuật ô tô đã dự đoán có thể ngành công nghiệp chế tạo ô tô đang nhen nhóm để mắt tới hộp số bán tự động.


Tác giả: T. Tâm
  • Anh6