TIN TỨC TRONG NGÀNH
Có thể đề xuất nâng chế tài xử lý xe "trốn" đăng kiểm

Chiều 11/7, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã có buổi làm việc với Lãnh đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam (ĐKVN) và các cơ quan tham mưu của Bộ nhằm nâng cao chất lượng công tác đăng kiểm phương tiện và năng lực, trách nhiệm cán bộ, đăng kiểm viên Ngành Đăng kiểm. Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cũng yêu cầu có chế tài nghiêm khắc hơn với vi phạm trong lĩnh vực đăng kiểm.

Chỉ đạo tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp

Tại cuộc họp, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam Trần Kỳ Hình cho biết, hiện Cục Đăng kiểm VN đã cập nhật, đăng danh sách toàn bộ các xe hết niên hạn, xe quá hạn đăng kiểm trên trang điện tử để phục vụ người dân, các lực lượng chức năng tra cứu. Các chế tài pháp luật đối với hành vi sử dụng xe hết niên hạn, quá hạn đăng kiểm khá đầy đủ, như: xử phạt tiền, tước GPLX và tịch thu đối với xe hết niên hạn sử dụng, song tình trạng vi phạm vẫn phức tạp.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho rằng, lĩnh vực đăng kiểm đạt kết quả tốt trên nhiều mặt công tác song cho rằng đang tồn tại nhiều hạn chế. Theo Bộ trưởng, mối lo thấy rõ là trong số hơn 186.000 xe ô tô đã hết niên hạn sử dụng, nhưng thực tế vẫn tham gia giao thông, hoạt động trốn tránh, trôi nổi. Cùng đó là hơn 200.000 xe không chấp hành đăng kiểm định kỳ. Đây là các vi phạm phổ biến, nghiêm trọng và nguy cơ trực tiếp gây TNGT.

“Cục Đăng kiểm VN cần tập trung, cần có giải pháp, cách làm mới để giải quyết vấn đề trên; Chủ động đề nghị chính quyền cấp huyện, đơn vị cấp tương đương nơi có xe hết niên hạn, xe quá hạn đăng kiểm quản lý theo thẩm quyền. Chẳng hạn Cục Đăng kiểm VN có thể gửi văn bản cho Trưởng công an cấp huyện để thông báo, đề nghị xử lý”, Bộ trưởng nói và cho rằng, nếu chế tài xử phạt chưa đủ mức răn đe, có thể đề xuất nâng lên.

viec-kiem-dinh-nham-danh-gia-xac-nhan-gia-tinh-tra

Kiểm định xe ô tô đang lưu hành tại một trung tâm đăng kiểm ở Hà Nội

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng cho rằng, đang có khoảng trống trong quản lý Nhà nước đối với chất lượng xe ô tô giữa hai kỳ đăng kiểm. Bởi sau khi kiểm định xong, việc duy trì chất lượng do chủ phương tiện tự thực hiện, nhưng không có cơ chế giám sát xem phương tiện có duy trì chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hay không.

“Nếu chủ phương tiện thuê mướn phụ tùng đúng tiêu chuẩn đi đăng kiểm, sau khi đăng kiểm xong lại tháo ra, kiểm soát thế nào. Hoặc sau đăng kiểm, chủ xe bỏ bê việc duy trì chất lượng sẽ ra sao. Nếu Cục Đăng kiểm VN nghi ngờ có chuyện đó có thể trực tiếp xuống kiểm tra, xử lý vi phạm được không?”, Bộ trưởng mổ xẻ và yêu cầu Cục Đăng kiểm VN, các đơn vị tham mưu của Bộ GTVT phải đề xuất giải pháp.

Về vấn đề nay, ông Trần Quang Hà, Phó vụ Khoa học công nghệ đề xuất, trong tương lai “số hóa” việc quản lý phương tiện cơ giới bằng thẻ định danh điện tử cho từng phương tiện, giúp kiểm soát tự động phương tiện.

Kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể khẳng định, trong thời gian vừa qua, Cục Đăng kiểm VN cùng các đơn vị trong và ngoài Ngành đã nỗ lực đảm bảo công tác đăng kiểm cho phương tiện, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.

“Ngoài ra, Cục Đăng kiểm VN còn tích cực nỗ lực trong hợp tác với các nước, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nói chung trong công tác đăng kiểm phương tiện tại Việt Nam. Trong công tác quản lý hoạt động chuyên môn Cục Đăng kiểm VN cũng đã có nhiều cải tiến, đặc biệt ứng dụng tương đối tốt CNTT và công nghệ hiện đại vào hoạt động; Dịch vụ cũng được nâng cao, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp; góp phần giảm TNGT đáng tiếc do lỗi chất lượng đăng kiểm”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể khẳng định.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cũng chỉ rõ, công tác đăng kiểm vẫn còn khá nhiều điểm tồn tại cần sự tác động, nỗ lực cải tạo mạnh mẽ, đột phá hơn nữa.

Qua đó Bộ trưởng yêu cầu lãnh đạo và đơn vị đăng kiểm tập trung vào công tác đăng kiểm xe đang lưu hành, cùng các cơ quan chức năng triệt để loại bỏ xe hết đăng kiểm lưu thông trên đường, đảm bảo chất lượng phương tiện giữa 2 kỳ đăng kiểm, góp phần tích cực đảm bảo TTATGT, kiềm chế TNGT.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cũng  yêu cầu lãnh đạo Cục Đăng kiểm VN rà soát, kiểm tra năng lực, trách nhiệm của từng cán bộ, đăng kiểm viên thì mới nâng cao được chất lượng chuyên môn.

“Phải tăng thêm quy trình quy phạm, nghiêm khắc xử lý nếu phát hiện cán bộ vi phạm đạo đức nghề nghiệp, của công chức, viên chức thi hành công vụ, bởi chỉ một sơ suất nhỏ hay làm việc tắc trách, tham lợi riêng của cán bộ đăng kiểm sẽ đe doạ đến an toàn cho người và phương tiện lưu thông với hậu quả rất lớn”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể chỉ rõ.

 “Công tác đào tạo nguồn nhân lực của đăng kiểm viên, phải ngày được nâng cao nhất là các Trung tâm của địa phương thì trách nhiệm chất lượng đăng kiểm viên thuộc về Cục ĐKVN”, Bộ trưởng chỉ rõ.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng yêu cầu Cục Đăng kiểm VN chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng theo dõi hậu kiểm, nhất là với các doanh nghiệp vận tải có nhiều phương tiện vi phạm khi được cơ quan đăng kiểm chỉ lỗi.


Nâng cao chất lượng đăng kiểm viên là nhiệm vụ ưu tiên trong thời gian tới

Bộ trưởng yêu cầu cán bộ công chức Cục Đăng kiểm VN cũng phải xem xét rà soát quy trình, quy định, các văn bản quy phạm pháp luật tham mưu cho Bộ tốt hơn về công tác đăng ký đăng kiểm xe cơ giới chuyên ngành, công nghệ mới, các phương tiện mới; cải tiến mạnh mẽ quy trình đăng kiểm bằng ứng dụng công nghệ thông tin như đăng ký đăng kiểm qua mạng, hạn chế đi lại, tiết kiệm công sức và tiền bạc của người dân, doanh nghiệp; sớm hoàn thiện các Thông tư, Nghị định liên quan; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan trong quản lý, xử lý  phương tiện…

“Qua đây, tôi yêu cầu, song song với mảng đào tạo sát hạch lái xe thì đăng kiểm cũng cần có đổi mới ngay. Phải có định hình xem đăng kiểm sắp tới làm cái gì, tập trung vào nhiệm vụ nào, giải pháp ra làm sao để tập trung vào đó thì mới có đổi mới thực sự, góp phần lớn vào công tác kiềm chế TNGT, hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản cho người dân”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cương quyết.

Trước đó, Cục trưởng Cục Cục Đăng kiểm VN Trần Kỳ Hình báo cáo, về công tác kiểm định xe cơ giới, hiện có 158 trung tâm và chi nhánh đăng kiểm với 315 dây chuyền kiểm định cơ giới hoá đang hoạt động tại 63 tỉnh, thành với 1556 đăng kiểm viên xe cơ giới.

“Toàn bộ các đơn vị đăng kiểm xe cơ giới đã trang bị hệ thống camera IP giám sát để truyền hình ảnh trong quá trình kiểm định về Cục Đăng kiểm VN”, ông Hình cho biết.

Cục trưởng Cục Đăng kiểm VN cũng báo cáo, năm 2017 có hơn 2,3 triệu/hơn 2,8 triệu lượt xe đạt tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; thường xuyên phối hợp với Cục CSGT tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm soát xe quá hạn kiểm định, hết niên hạn sử dụng; Cục cũng đã hướng dẫn các doanh nghiệp, chủ xe dịch trục gần 8000 xe sơmi rơmooc, điều chỉnh khối lượng bản thân cho 25.265 xe tải phù hợp theo quy định mới về quản lý tải trọng…

Về công tác tổ chức cán bộ và đào tạo nguồn nhân lực, Cục trưởng Trần Kỳ Hình cho hay, ngành Đăng kiểm có 186 đăng kiểm viên tàu biển, 385 đăng kiểm viên phương tiện thuỷ nội địa, 1556 đăng kiểm viên xe cơ giới, 24 đăng kiểm viên đường sắt và 47 đăng kiểm viên thử nghiệm xe cơ giới. Số đăng kiểm viên này luôn được tổ chức tập huấn nghiệp vụ, sát hạch và cấp công nhận đăng kiểm viên theo đúng các quy định…

BVT (nguồn mt.gov.vn)

  • Anh6